Sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe

Sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là thông tin công bố từ bộ bưu chính - viễn thông đã được công bố và trả lời trên báo đài.

Sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Có hay không, sóng từ trạm BTS có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều độc giả có thắc mắc trạm thu phát sóng điện thoại ảnh hưởng tới con người thế nào? Hay trạm BTS có nguy hiểm sức khỏe không??… Để trả lời thắc mắc bộ trưởng bộ Thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp có trả lời: “Sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.

Sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe

Một trạm BTS của mạng Viettel

Theo lời bộ trưởng bộ Thông tin và truyền thông, hiện nay cả nước ta có trên 42.000 trạm BTS, so với các nước khác trên thế giới số lượng ở nước ta là quá nhỏ, bởi vì riêng một công ty viễn thông ở Nhật Bản có hơn 40.000 trạm (năm 2007). Sắp tới sẽ vẫn phải phát triển thêm số lượng trạm BTS trên cả nước. Theo lời của ông, tất cả các trạm tại Việt Nam đều được xem xét và kiểm tra đạt mức độ ổn định.

Độ phơi nhiễm 2W/m2 đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe con người. Trong khi đó, ở các nước khác độ phơi nhiễm này còn cao hơn nhiều lần. Trước nhiều ý kiến người dân trên quận Đống Đa về trạm BTS có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Sở TNMT Hà Nội, Viện Y học lao động và môi trường, Sở BCVT và Cục Tần số KVI đã tiến hành đo kiểm tại khu vực đặt trạm BTS của Viettel tại nhiều nơi có người dân phản ánh đều cho kết quả ổn định, các trạm BTS ở đây phát đúng tần số đã được cấp phép, không can nhiễu tới các thiết bị khác.

Những thông tin người dân phản ánh không tốt về trạm BTS đều đa phần là truyền miệng từ người này sang người khác và không có căn cứ khoa học hay nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới đều khẳng định sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như ở Mỹ, Hà Lan, Nga, Pháp, Đức..Đều đưa ra kết luận tương tự.

Ở nước ngoài, mật độ trạm BTS còn dày đặc và phổ biến giống như là sự tất yếu cả xã hội phát triển, nó giống cây cột chống sét ở mỗi nóc ngôi nhà.

Tiêu chuẩn về quản lý an toàn đối với sóng điện từ: Việt Nam cao gấp 2 lần thế giới

       Đây là ý kiến của Vụ Khoa học Công nghệ Bộ BCVT đưa ra tại cuộc họp sáng 23/3/2006. Theo đó, các giới hạn ảnh hưởng được nêu tại TCVN 3718-1:2005 (vừa được Bộ KH&CN ban hành thay thế TCVN 3718-82) quy định: mức ảnh hưởng tới những người làm nhiệm vụ lắp đặt, khai thác và bảo dưỡng các thiết bị phát sóng nằm trong dải tần số từ 400-3000000 MHz (sóng cho dịch vụ di động GSM và CDMA đều nằm trong giải tần này) là 10W/m2 (= 1mW/cm2; = 1.000 microW/cm2) và mức ảnh hưởng tới khu dân cư tại những khu vực có thiết bị phát sóng nằm trong dải tần trên là 2 W/m2.

Trong khi đó, theo khuyến nghị giới hạn của Ủy ban quốc tế phòng chống bức xạ phi ion hóa (ICNIRP) hai tiêu chuẩn trên lần lượt là 22,5 W/m2 và 4,5 W/m2. Như vậy, có thể thấy rằng tiêu chuẩn của Việt Nam còn chặt hơn gấp 2 lần tiêu chuẩn của ICNIRP (vốn được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến nghị áp dụng).

Theo tính toán sơ bộ của Vụ KHCN, đối với các trạm thông tin di động có công suất phát trung bình là 20W, thì tầm ảnh hướng là trong phạm vi bán kính 8m tính từ tâm ăngten. Chiều cao trung bình hiện nay của các cột ăngten là 60m (nếu đặt trên mặt đất) và 15-20m (nếu đặt trên nóc nhà), vì vậy, có thể kết luận rằng, người dân sống xung quanh khu vực có đặt trạm thu phát sóng điện thoại di động đều an toàn, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo: DânTrí 

Lời kết: Căn cứ vào các nghiên cứu trên có thể kết luận sóng từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe, sẽ là oan ức nếu khẳng định trạm phát sóng BTS là thủ phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của chính chúng ta khi mà vẫn có những lo lắng sai, không cần thiết đến cuộc sống của gia đình mình.

⇒ Tham khảo đăng ký internet Viettel miễn phí.